Đường Phèn Quảng Ngãi 3T FOOD- Hạt vừa
Mã sản phẩm: 11305
65.000 đ
- Tình trạng: Đang có hàng
Quảng Ngãi là xứ sở của mía đường, từ xưa đã có câu ví: “ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng đường bông, thơm ngon đường phổi”.Người ta thường dùng đường phèn với nước trà để tiếp khác...
Thông tin chi tiết
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Dùng trực tiếp trong quá trình chế biến món ăn.
Sản phẩm được đóng gói trong túi Zip. Trọng Lượng 1kg/ Túi
Mía đường nguyên chất 100%
Quảng Ngãi là xứ sở của mía đường, từ xưa đã có câu ví: “ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng đường bông, thơm ngon đường phổi”.Người ta thường dùng đường phèn với nước trà để tiếp khách quí, hay để làm quà. Ðường phèn chưng với chanh, quất, chữa được bệnh ho, viêm họng rất hiệu quả. Ðường phèn rất bổ đối với người già, người bệnh tật.
Đường phèn Quảng Ngãi là loại đường được kết tinh tự nhiên mà thành. Cách chế biến đường phèn phức tạp hơn đường kính. Đối với đường phèn Quảng Ngãi trong quá trình nấu, người ta có sử dụng trứng gà để lọc tạp chất, tạp chất bám vào trứng gà đông lại. Người thợ vớt mãi cho đến khi nào hết những mãng bọt tạp chất đấy mới thôi. Dùng vải màng để lọc cặn, dùng nước vôi được ngâm từ những vỏ sò, ốc hến để tạo độ rắn chắc cho đường, và dùng dầu phộng nguyên chất để tạo độ bóng cho đường phèn.
Sản phẩm được kết tinh hoàn toàn tự nhiên bằng cách bám vào những sợi chỉ, được đặt cẩn thận vào trong một cái vại. Với khoảng thời gian 9 đến 10 ngày sẽ thu hoạch được một mẻ đường phèn hoàn chỉnh. Sản phẩm thu được là những thỏi đường phèn có màu vàng óng ánh như những thỏi đá thạch anh. Khi ăn, thỏi đường phèn vỡ ra, giòn tan, vị ngọt thanh, thấm dịu và đầu lưỡi.
Cách nấu đường phèn tuy còn ở dạng thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết. Có sạch, có tinh khiết thì cục đường mới trong, mới đẹp. Kỹ thuật nấu đường phèn là phức tạp nhất trong số các loại đường đặc sản.
Đường phèn là một loại đường rất tuyệt để chế biến món ăn. Đường phèn giúp cho món ăn có vị thanh và thơm ngon hơn, đồng thời giúp các món chè ngọt mát hơn. Trong một số món ăn, đường phèn chính là loại gia vị tạo nên hương vị đặc biệt.
Công dụng của đường phèn:
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hoà vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp: viêm khí phế quản ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu. Y học phương Đông cho rằng, đường phèn có tác dụng bổ dưỡng tốt hơn đường trắng nên dùng đường phèn bào chế các dạng cao bổ dưỡng như ngân nhĩ, long nhãn. Đường phèn tuy vị rất ngọt nhưng dược tính bình hòa nên hạn chế được tác dụng lưu thấp sinh đàm hoá nhiệt.
Một số thực đơn chữa bệnh có đường phèn:
Cao long nhãn đường phèn: đường phèn 100g, long nhãn 100g, hầm cho chín nhuyễn thành cao. Mỗi ngày ăn 20g. Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết.
Chè bí đao đường phèn: bí đao 1 quả nhỏ, gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát; đường phèn liều lượng thích hợp khuấy đều, thêm chút nước, đun kỹ thành dạng chè, súp. Cho ăn thường ngày. Dùng cho trẻ em ho suyễn có sốt nóng (nhiệt suyễn).
Lê ướp đường phèn:
Lê 1 quả, đường phèn 15g. Lê gọt vỏ mỏng, bỏ ruột thái lát, chưng tan đường, cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan đờm dính.
Ô mai ướp đường phèn: ô mai 5 quả, đường phèn 20g. Đem chưng đường với ô mai chín nhuyễn. Cho ăn dần trong ngày. Dùng cho các trường hợp sau viêm nhiễm sốt nóng dài ngày, miệng họng khô, khát nước, chán ăn.
Dùng trực tiếp trong quá trình chế biến món ăn.
Sản phẩm được đóng gói trong túi Zip. Trọng Lượng 1kg/ Túi
Mía đường nguyên chất 100%
Quảng Ngãi là xứ sở của mía đường, từ xưa đã có câu ví: “ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng đường bông, thơm ngon đường phổi”.Người ta thường dùng đường phèn với nước trà để tiếp khách quí, hay để làm quà. Ðường phèn chưng với chanh, quất, chữa được bệnh ho, viêm họng rất hiệu quả. Ðường phèn rất bổ đối với người già, người bệnh tật.
Đường phèn Quảng Ngãi là loại đường được kết tinh tự nhiên mà thành. Cách chế biến đường phèn phức tạp hơn đường kính. Đối với đường phèn Quảng Ngãi trong quá trình nấu, người ta có sử dụng trứng gà để lọc tạp chất, tạp chất bám vào trứng gà đông lại. Người thợ vớt mãi cho đến khi nào hết những mãng bọt tạp chất đấy mới thôi. Dùng vải màng để lọc cặn, dùng nước vôi được ngâm từ những vỏ sò, ốc hến để tạo độ rắn chắc cho đường, và dùng dầu phộng nguyên chất để tạo độ bóng cho đường phèn.
Sản phẩm được kết tinh hoàn toàn tự nhiên bằng cách bám vào những sợi chỉ, được đặt cẩn thận vào trong một cái vại. Với khoảng thời gian 9 đến 10 ngày sẽ thu hoạch được một mẻ đường phèn hoàn chỉnh. Sản phẩm thu được là những thỏi đường phèn có màu vàng óng ánh như những thỏi đá thạch anh. Khi ăn, thỏi đường phèn vỡ ra, giòn tan, vị ngọt thanh, thấm dịu và đầu lưỡi.
Cách nấu đường phèn tuy còn ở dạng thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết. Có sạch, có tinh khiết thì cục đường mới trong, mới đẹp. Kỹ thuật nấu đường phèn là phức tạp nhất trong số các loại đường đặc sản.
Đường phèn là một loại đường rất tuyệt để chế biến món ăn. Đường phèn giúp cho món ăn có vị thanh và thơm ngon hơn, đồng thời giúp các món chè ngọt mát hơn. Trong một số món ăn, đường phèn chính là loại gia vị tạo nên hương vị đặc biệt.
Công dụng của đường phèn:
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hoà vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp: viêm khí phế quản ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu. Y học phương Đông cho rằng, đường phèn có tác dụng bổ dưỡng tốt hơn đường trắng nên dùng đường phèn bào chế các dạng cao bổ dưỡng như ngân nhĩ, long nhãn. Đường phèn tuy vị rất ngọt nhưng dược tính bình hòa nên hạn chế được tác dụng lưu thấp sinh đàm hoá nhiệt.
Một số thực đơn chữa bệnh có đường phèn:
Cao long nhãn đường phèn: đường phèn 100g, long nhãn 100g, hầm cho chín nhuyễn thành cao. Mỗi ngày ăn 20g. Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết.
Chè bí đao đường phèn: bí đao 1 quả nhỏ, gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát; đường phèn liều lượng thích hợp khuấy đều, thêm chút nước, đun kỹ thành dạng chè, súp. Cho ăn thường ngày. Dùng cho trẻ em ho suyễn có sốt nóng (nhiệt suyễn).
Lê ướp đường phèn:
Lê 1 quả, đường phèn 15g. Lê gọt vỏ mỏng, bỏ ruột thái lát, chưng tan đường, cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan đờm dính.
Ô mai ướp đường phèn: ô mai 5 quả, đường phèn 20g. Đem chưng đường với ô mai chín nhuyễn. Cho ăn dần trong ngày. Dùng cho các trường hợp sau viêm nhiễm sốt nóng dài ngày, miệng họng khô, khát nước, chán ăn.